Đời sống công khai Benjamin Franklin

Năm 1736, Franklin lập ra Union Fire Company, công ty cứu hoả tự nguyện đầu tiên tại Mỹ. Cùng năm ấy ông in một đồng tiền mới cho New Jersey dựa trên các kỹ thuật tân tiến chống làm giả mà ông đã phát minh ra.

Khi đã trưởng thành, Franklin bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới những hoạt động công cộng. Năm 1743, ông trình bày một kế hoạch xây dựng Viện hàn lâm và cao đẳng Philadelphia. Ông đã được chỉ định làm chủ tịch viện này ngày 13 tháng 11 năm 1749, và trường mở cửa ngày 13 tháng 8 năm 1751. Tại lễ trao bằng đầu tiên của trường ngày 17 tháng 5 năm 1757, bảy người đã tốt nghiệp; sáu là Cử nhân văn chương và một là Thạc sĩ văn chương. Sau này trường đã sáp nhập với Đại học Bang Pennsylvania để trở thành Đại học Pennsylvania.

Năm 1753, cả Đại học HarvardĐại học Yale đều trao bằng danh dự cho ông.

Năm 1751, Franklin và Tiến sĩ Thomas Bond được ủy ban lập pháp Pennsylvania giao trách nhiệm thành lập một bệnh viện. Bệnh viện Pennsylvania là bệnh viện đầu tiên tại nơi sau này sẽ trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Gia nhập, hay là Chết: Bức hình cổ động chính trị này của Franklin kêu gọi các thuộc địa liên kết với nhau trong Chiến tranh Pháp Ấn Độ (Chiến tranh Bảy năm).

Franklin bắt đầu tham gia vào công việc chính trị Philadelphia và thăng tiến nhanh chóng. Tháng 10 năm 1748 ông được chọn làm một ủy viên hội đồng, tháng 6 năm 1749 ông trở thành một thành viên Thẩm phán hòa giải của Philadelphia, và năm 1751 ông được bầu vào Quốc hội Pennsylvania. Ngày 10 tháng 8 năm 1753, Franklin được chỉ định làm Phó giám đốc bưu điện Bắc Mỹ. Công việc nổi tiếng nhất của ông khi hoạt động chính trị trong nước là cải cách hệ thống bưu điện, nhưng danh tiếng của ông chủ yếu có được nhờ những hoạt động ngoại giao do ông đảm nhiệm về quan hệ giữa các thuộc địa và Vương quốc Anh, và sau này với Pháp.[5]

Năm 1754, ông lãnh đạo phái đoàn Pennsylvania tại Đại hội Albany. Cuộc gặp gỡ này của các thuộc địa đã được Ban thương mại tại Anh triệu tập nhằm cải thiện các quan hệ với người Indian và tự vệ chống lại Pháp. Franklin đã đề xuất một kế hoạch Liên minh các thuộc địa. Tuy kế hoạch không được thông qua, nhiều ý tưởng trong đó đã xuất hiện trong Các điều khoản Liên bang và Hiến pháp.

Năm 1757, ông được Quốc hội Pennsylvania phái tới Anh với tư cách phái viên thuộc địa phản đối ảnh hưởng chính trị của gia đình Penn, những người được hưởng quyền ưu tiên tại thuộc địa. Ông đã ở Anh trong năm năm, chiến đấu đòi chấm dứt đặc quyền của gia đình Penn đối với cơ quan lập pháp do dân bầu, và đặc quyền được miễn thuế trên đất đai của họ. Vì thiếu những đồng minh có ảnh hưởng trong Whitehall, sứ mạng này đã không thành công. Năm 1759, Đại học St Andrews trao ông bằng Tiến sĩ danh dự ngành Luật. Năm 1762, Đại học Oxford trao cho Franklin bằng tiến sĩ danh dự về những thành tưu khoa học của ông và từ đó ông được gọi là "Tiến sĩ Franklin." Ông cũng tìm cách xin được một địa vị cho người con ngoài giá thú của mình, William Franklin, là Thống đốc Thuộc địa New Jersey.[5]

Trong thời gian ở London, Franklin bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị cấp tiến. Ông là một thành viên của Club of Honest Whigs, cùng với những nhà tư tưởng như Richard Price.

Năm 1756, Franklin trở thành một thành viên Hội Khuyến khích Nghệ thuật, Chế tạo & Công nghệ (hiện là Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia (RSA), được thành lập năm 1754), những cuộc họp đầu tiên của hội diễn ra tại các quán cà phên thuộc quận Covent Garden ở London, gần nơi Franklin cư trú tại Craven Street (một trong những nơi duy nhất ông từng cư ngụ còn lại và được mở cửa cho công chúng với tên gọi bảo tàng Nhà Benjamin Franklin ngày 17 tháng 1 năm 2006). Sau khi quay trở về Mỹ, Franklin trở thành một thành viên từ xa của hội và vẫn giữ liên lạc mật thiết với Hội. Hội Nghệ thuật Hoàng gia đã đưa ra Huy chương Benjamin Franklin năm 1956 để tưởng nhớ ngày sinh nhật lần thứ 250 của ông và 200 năm ngày thành lập hội.

Trong thời gian sống tại Craven Street ở London trong giai đoạn 1757 và 1775, Franklin đã có mối quan hệ bạn bè thân mật với bà chủ nhà của mình là Margaret Stevenson cùng các bạn bè và người thân của bà, đặc biệt là cô con gái Mary, người thường được gọi là Polly.

Năm 1759, ông cùng con trai tới thăm Edinburgh, và ông đã gọi những ngày tháng tại đó là "những ngày hạnh phúc nhiều nhất đời tôi."[17]

Ông cũng tham gia Hội Mặt trăng (Lunar Society) có nhiều ảnh hưởng tại Birmingham, ông thường trao đổi với hội này và thỉnh thoảng lui tới trụ sở hội tại West Midlands mỗi khi tới thăm Birmingham.

Cuộc Cách mạng

Năm 1763, ngay sau khi Franklin quay trở về Pennsylvania, biên giới phía tây của tiểu bang xảy ra một cuộc chiến tranh ác liệt được gọi là cuộc Nổi loạn Pontiac. Paxton Boys, một nhóm những người định cư tin rằng chính phủ Pennsylvania không làm đủ để bảo vệ họ khỏi những cuộc cướp bóc của người da đỏ, đã giết hại một nhóm người da đỏ hòa bình và sau đó tiến vào Philadephia. Franklin đã giúp tổ chức một lực lượng du kích địa phương nhằm bảo vệ thủ phủ thành phố khỏi đám người đó, và sau đó gặp gỡ với các lãnh đạo Paxton và thuyết phục họ giải tán. Franklin đã nghiêm khắc lên án thành kiến chủng tộc của nhóm Paxton Boys. "Nếu một người da đỏ làm tôi bị thương," ông hỏi, "thì sau đó tôi sẽ phải gây ra vết thương như vật cho tất cả người da đỏ chăng?"[18]

Nhiều người ủng hộ nhóm Paxton Boys là những người Scotland, Ireland thuộc Giáo hội Trưởng lãoNhà thờ Cải cách Đức hay Học thuyết Luthơ thuộc vùng nông thôn phía tây Pennsylvania, dẫn tới những lời cáo buộc cho rằng Franklin muốn tạo ảnh hưởng có lợi cho giới thượng lưu đô thị Quaker phía đông. Vì những lời buộc tội đó, và vì những cuộc tấn công khác vào nhân cách của ông, Franklin đã mất ghế trong Quốc hội ở cuộc bầu cử năm 1764. Tuy nhiên, thất bại này đã trao cho ông cơ hội quay trở lại London, nơi ông lấy lại danh tiếng là một người ủng hộ triệt để nước Mỹ.[19]

Năm 1764, Franklin được phái tới Anh với tư cách phái viên thuộc địa, lần này theo kiến nghị của Vua George III nhằm thành lập ủy ban kiểm soát trung ương Anh tại Pennsylvania, riêng biệt với "những người ưu tiên" thừa kế. Trong lần này ông cũng trở thành một phái viên thuộc địa cho Georgia, New JerseyMassachusetts. Tại London, ông kịch liệt phản đối Luật Tem, dù những lời cáo buộc từ nhiều phái tại Mỹ cho rằng ông đã tham gia vào việc đưa ra đạo luật đó. Sự phản đối Luật Tem của ông, và sau này là với cả Luật Townshend năm 1767, dẫn tới sự kết thúc giấc mơ trở thành một viên chức trong Chính phủ Anh và sự liên minh của ông với những phe phái ủng hộ sự độc lập của thuộc địa. Nó cũng dẫn tới một sự chia rẽ không thể hàn gắn giữa ông với người con trai William, người vẫn trung thành với Đế quốc Anh.[20]

Franklin năm 1783, một bức tranh khắc dựa theo bức tranh của Joseph Duplessis.

Tháng 9 năm 1767, Franklin tới thăm Paris với một người bạn đồng hành đáng ngạc nhiên là John Pringle. Tin tức về các khám phá về điện của ông đã được biết đến nhiều tại Pháp. Sự nổi tiếng của ông khiến ông có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhà khoa học và chính trị danh tiếng, và cả Vua Louis XV.[20]

Khi rời London năm 1768, ông đã phát triển một bản ký tự ngữ âm kiểu Một hệ thống cho một Bảng chữ cái mới và một cách đánh vần mới. Bảng chữ cái mới này loại bỏ sáu chữ mà Franklin coi là thừa (c, j, q, w, x và y), và thêm vào sáu chữ cái mới ghi âm mà ông cảm thấy là thiếu; tuy nhiên, bảng chữ cái mới này không bao giờ được ưa chuộng và cuối cùng không còn được quan tâm nữa.[21]

Năm 1771, Franklin đi lại liên tục quanh hòn Đảo Anh, ở cùng Joseph PriestleyDavid Hume cùng nhiều người khác. Tại Dublin, Franklin được mời tới tham gia cùng các thành viên của Nghị viện Ireland chứ không phải tới các phòng trưng bày. Ông là người Mỹ đầu tiên được trao danh dự này.[22] Khi đang ở Ireland ông đã kinh ngạc khi chứng kiến mức độ nghèo khổ tại đó. Ireland là một đối tượng của những quy định và luật pháp thương mại của Anh, gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Ireland, và Franklin sợ rằng Mỹ cũng sẽ phải chịu số phận tương tự nếu sự khai thác thuộc địa của Anh tiếp tục diễn ra.[23]

Năm 1773, Franklin xuất bản hai bản tiểu luận trào phúng ủng hộ nhà nước Mỹ nổi tiếng nhất của mình: Những quy tắc theo đó một đế chế vĩ đại sẽ trở thành một đế chế nhỏ nhoi, và Một chỉ dụ của Vua Phổ.[24] ông cũng xuất bản một cuốn Abridgment of the Book of Common Prayer, nặc danh cùng Francis Dashwood. Trong số những điểm khác thường của cuốn sách này có đề nghị giảm thời gian tang lễ xuống còn sáu phút, "để giữ sức khỏe và cuộc sống của những người sống".[20]

Những bức thư của Hutchinson

Franklin đã nhận được một số lá thư riêng từ vị thống đốc Massachusetts Thomas Hutchinson và phó thống đốc Andrew Oliver chứng minh rằng họ đang thúc đẩy London xóa bỏ quyền lực của người Boston. Franklin đã gửi chúng về Mỹ khi những căng thẳng leo thang. Khi ấy Franklin trở thành một người gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm trong con mắt người Anh. Những hy vọng về một giải pháp hòa bình chấm dứt và ông trở thành đối tượng của một sự nhạo báng và làm nhục có hệ thống của Hội đồng Cơ mật. Ông rời London tháng 3 năm 1775.[20]

Tuyên bố độc lập

John Trumbull miêu tả Hội đồng Năm Người đang đệ trình dự thảo của mình trước Đại hội.[25]

Khi Franklin tới Philadelphia ngày 5 tháng 5, cuộc Cách mạng Mỹ đã bắt đầu với sự giao tranh tại Lexington và Concord. Du kích New England đã chặn được lực lượng chính của quân đội Anh tại Boston. Chiến tranh Cách mạng đã nổ ra. Quốc hội Pennsylvania đơn phương chọn Franklin làm đại biểu của họ tại Đại hội Thuộc địa lần Hai. Năm 1776, ông là một thành viên của Ủy ban Năm Người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và đưa ra nhiều sửa đổi nhỏ cho bản thảo của Thomas Jefferson.[20]

Tại buổi ký kết, ông được cho là đã nói: "Tất cả chúng ta phải liên kết cùng nhau, hay chắc chắn chúng ta sẽ bị treo cổ riêng rẽ."

Đại sứ tại Pháp (1776-1785)

Tháng 12 năm 1776, ông được phái tới Pháp với tư cách công sứ của Hoa Kỳ. Ông đã sống tại một ngôi nhà ở vùng ngoại ô Paris tại Passy, do Jacques-Donatien Le Ray de Chaumont người muốn giúp đỡ Hợp chủng Quốc trao tặng. Franklin ở lại Pháp cho tới tận năm 1785, và trở nên nổi tiếng trong xã hội Pháp tới mức đối với một gia đình thượng lưu Pháp việc treo một bức chân dung ông trong phòng khách đã trở thành mốt. Ông có phong cách lịch lãm tán tỉnh với các quý bà đúng kiểu Pháp (nhưng không hề có quan hệ thực tế.) Ông đã điều hành những công việc của đất nước mình với nhà nước Pháp với thành công mỹ mãn, gồm cả việc kiếm được một liên minh quân sự tối quan trọng với nước này và đàm phán thành công Hiệp ước Paris (1783). Khi ông quay trở lại quê hương năm 1785, ông trở thành người có ảnh hưởng thứ hai, chỉ sau George Washington với tư cách là chiến sĩ giành độc lập của Mỹ. Le Ray đã vinh danh ông bằng một bức chân dung theo yêu cầu do họa sĩ Joseph Duplessis vẽ và hiện nó được treo tại Phòng tranh Chân dung Quốc gia của Viện SmithsonianWashington, DC.

Sau khi từ Pháp về, Franklin trở thành người ủng hộ bãi nô, trả tự do cho cả hai người nô lệ của mình. Cuối cùng ông trở thành chủ tịch Hội cứu tế cho Người da đen được trả Tự do đã bị giữ trái phép trước đó trong cảnh nô lệ.[26]

Năm 1787, ông là một đại biểu trong Hội nghị Hiến pháp tại Philadelphia. Ông đóng vai trò danh sự nhưng ít khi tham gia vào tranh luận. Ông là Người cha nước Mỹ duy nhất ký tên vào tất cả bốn tài liệu chính về việc thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: Tuyên ngôn Độc lập, Hiệp ước Paris, Hiệp ước Liên minh với Pháp, và Hiến pháp Mỹ.

Năm 1787, một nhóm các vị bộ trưởng có ảnh hưởng tại Lancaster, Pennsylvania, đề xuất thành lập một trưởng cao đẳng mới mang tên Franklin để vinh danh ông. Franklin đã tặng £200 cho việc phát triển trường Cao đẳng Franklin; hiện trường có tên là Cao đẳng Franklin và Marshall College.

Trong giai đoạn 1771 - 1788, ông hoàn thành cuốn tự truyện của mình. Mặc dù nó được con trai ông xem lần đầu tiên, nhưng sau đó đã được sửa chữa lại theo yêu cầu của một người bạn ông.

Trong những năm cuối đời, khi Đại hội bị buộc phải giải quyết những vấn đề về nô lệ, Franklin đã viết nhiều bài luận cố sức thuyết phục độc giả về tầm quan trọng của việc bãi bỏ chế độ nô lệ và sự hội nhập của người Phi vào xã hội Mỹ. Những bài viết đó gồm:

Năm 1790, những thành viên hội Quaker từ New York và Pennsylvania đệ trình yêu cầu xóa bỏ chế độ nô lệ của họ. Lý lẽ phản đối chế độ nô lệ của họ được Hội những người ủng hộ xóa bỏ chế độ nô lệ Pennsylvania và chủ tịch của nó là Benjamin Franklin tán thành.

Chủ tịch Pennsylvania

Trong một cuộc bỏ phiếu đặc biệt được tổ chức ngày 18 tháng 11 năm 1785 Franklin được nhất trí bầu làm Chủ tịch thứ sáu của Hội đồng Hành pháp Tối cao Pennsylvania, thay thế John Dickinson. Chức vụ Chủ tịch Pennsylvania tương đương với chức Thống đốc ngày nay. Ta không biết rõ tại sao Dickinson lại cần bị thay thế khi chưa tới hai tuần nữa là một cuộc bầu cử thông thường sẽ diễn ra. Franklin đã giữ chức vụ này trong hơn ba năm, dài hơn bất kỳ một Chủ tịch Hội đồng nào khác, và làm ba nhiệm kỳ đầy đủ theo mức quy định tối đa của Hiến pháp. Ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên, ông đã tái cử một nhiệm kỳ nữa ngày 29 tháng 10 năm 1785, và một lần nữa vào mùa hè năm 1786 và vào ngày 31 tháng 10 năm 1787. Về mặt chính thức, nhiệm kỳ của ông kết thúc ngày 5 tháng 11 năm 1788, nhưng có một số câu hỏi liên quan tới sự kết thúc thực tế hoạt động của ông, cho rằng một Franklin già cả không thể tham gia tích cực vào hoạt động điều hành hàng ngày của Hội đồng cho tới tận cuối nhiệm kỳ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Benjamin Franklin //nla.gov.au/anbd.aut-an35100032 http://www.abc.net.au/rn/ockhamsrazor/stories/2006... http://freemasonry.bcy.ca/biography/franklin_b/fra... http://www.asimovians.com/bookreviews.php?op=showc... http://www.bartleby.com/225/index.html#6 http://www.beliefnet.com/story/129/story_12914_1.h... http://www.beliefnet.com/story/129/story_12914_3.h... http://www.benfranklin300.com/ http://ben.clusty.com/ http://www.colonialhall.com/franklin/franklin.php